Cần Thiết Cho Người Mới Bắt Đầu Lái Xe Nâng

1️⃣ 2️⃣ Chắc hẳn, bạn đang muốn xin việc lái xe nâng vào những công trình nào đó? hoặc bạn đang muốn học hỏi thêm để vận hành xe nâng cho hiệu quả. Bài viết hôm nay, tôi sẽ chia sẻ cho bạn một số điều cần thiết nhất dành cho những ai mới bắt đầu lái xe nâng nhé

Chắc hẳn, bạn đang muốn xin việc lái xe nâng vào những công trình nào đó? hoặc bạn đang muốn học hỏi thêm để vận hành xe nâng cho hiệu quả. Bài viết hôm nay, tôi sẽ chia sẻ cho bạn một số điều cần thiết nhất dành cho những ai mới bắt đầu lái xe nâng nhé và các bạn hãy vui lòng đóng góp ý kiến riêng mình để bài viết mình hoàn thiện hơn nhé! 
Những câu hỏi đơn thuần như bạn nên làm gì đầu tiên khi vận hành chiếc xe nâng, và làm sao cho bản thân mình hoàn thành công việc nhanh và tốt nhất có thể cho những ngày đầu tiên làm việc? Muốn nhận được sự tin tưởng của A Chủ và nhận được sự hài lòng hay không?
Ngoài ra những lưu ý này sẽ giúp bạn vận hành xe nâng hàng một cách an toàn nhấtcho chính bản thân bạn.
 

Những Điều Cần Biết Khi Bắt Đầu Lái Xe Nâng

Đầu tiên bạn muốn vận hành xe nâng thì bản thân bạn phải biết kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của xe
– Trước khi bắt đầu lái xe nâng, việc đầu tiên bạn cần làm khảo sát quanh chiếc xe nâng, vậy việc đó để làm gì? Để biết phân loại xe nâng hàng đại khái như: "Xe đó thuộc hãng nào sản xuất, xe nâng được tối đa bao nhiêu tấn, thời gian sử dụng bao lâu, nó nâng được những loại hàng thiết yếu nào, hiện tại có hư hỏng gì hay không”
Tôi ví dụ: Xe nâng hàng hãng TCM, dùng nhiên liệu Diesel, nâng được tối đa 5 tấn hàng có pallet, xe thường xuyên hư hỏng hệ thống thủy lực cần kiểm tra thường xuyên, xe đã vận hành được 2 năm rồi...
Chú ý: Có rất nhiều Bạn mới vì bỏ qua bước này nên đã làm hư hỏng hàng ngay ngày đầu tiên làm việc, và tệ hại hơn là phải bồi thường đấy. Khi các bạn phát hiện xe bị hư hỏng hay nguy hiểm nào hãy trực tiếp báo ngay cho chủ xe nhé để có kế hoạch sửa chữa ngay hoặc chuyển cho bạn qua lái xe khác.
Chúng tôi khuyên các bạn đi 1 vòng xe như ở trên còn có mục đích khác là nhìn trên xe nâng hàng có dán tem kiểm định hay không ( Và hãy nhớ tem vẫn còn hiệu lực nhé), nếu có tem và còn hiệu lực thì các bạn yên tâm được phần nào..
Kiểm tra tính đầy đủ của xe nâng hàng
– Bước tiếp theo: Lên xe ( Đối với xe nâng ngồi lái) thì leo từ phía bên trái vị trí ngồi – Kiểm tra sự đầy đủ của các chi tiết trên bàn lái như: Dây an toàn, phanh chân, phanh tay, cần số, tay chang, còi, đèn, taplo hiển thị, gương chiếu hậu, mái che...
Chú ý: Nếu bạn thấy thiếu một chi tiết nào quan trọng mà có thể ảnh hưởng đến tính mạng or quá trình làm việc thì hãy ngừng ngay việc vận hành lại nhé. Phải đặt tính mạng con người lên hàng đầu bởi "An toàn là bạn, tai nạn là thù" bên cạnh đó bạn phải thực sự yêu công việc phải biết bảo vệ tài sản chung vì thế hãy đề xuất nhằm khắc phục những mất mát, hư hỏng hoặc bạn yêu cầu đổi xe khác cho bạn ngay nếu thật sự cần thiết. Tìm được một công việc cũng khó khăn rồi, nên bạn cứ đề xuất nhé cũng vì sự an toàn và đảm bảo tài sản chung thôi (tùy theo trường hợp mà bạn nói nhé).

Kiểm Tra Chế Độ Không Tải Trên Xe Nâng

– Kiểm tra hệ thống thủy lực: bằng cách cho xe nâng cao lên hết, đẩy xy lanh nghiêng khung ra nghiêng xa nhất, cho xy lanh sang ngang càng ra xa nhất (nếu có). Nếu các xy lanh được đẩy lên hay ra xa nhất được hết thì dầu trong thùng đã đảm bảo đủ và ngược lại
Các bạn có thể xem cấu tạo của xe nâng để biết rõ các chi tiết của xe hơn.
– Kiểm tra phanh xe nâng: Cho xe đi tiến và đi lùi rồi phanh dứt khoát xem có ngọt không. Thông thường khi phanh thì xe nâng di chuyển them nửa vòng bánh với dừng hẳn
– Kiểm tra còi, đèn cùa xe: Đèn pha, đèn xi nhan, đèn nháy báo nguy hiểm (nếu có), kiểm tra còi lùi có báo không.
– Nâng, hạ càng nâng kiểm tra xem các piston nâng có bị rò rỉ không, nếu bị thì khi bạn nâng hàng nó sẽ bị tụt và làm hư hỏng hàng đấy
Bắt đầu nâng hàng và kiểm tra khi có tải cho xe nâng
– Trước khi nâng 1 kệ hàng, mà bạn vẫn chưa biết chắc được kệ hàng đó nặng bao nhiêu và xe nâng đó nâng được kệ hàng là bao nhiêu, thì hãy làm như sau:
+ Nâng hàng lên từ từ và cách mặt đất khoảng 20cm (chừng 1 gang tay của bạn), để làm chi? Để nếu lỡ kệ hàng đó nặng quá xe bị nhổng đít lên thì cũng không gây hại cho hàng và bạn, Ngoài ra nhỡ hệ thống thủy lực có vấn đề thì hàng rơi xuống cũng ít bị hư hỏng.
+ Khi nâng hàng lên khoảng 20 cm mà thấy không có vấn đề gì thì ta làm tiếp tục như sau: tắt máy tạm thời, khóa phanh tay lại để hàng nguyên vị trí cách mặt đất 20 cm chừng 5-10 phút, Để làm chi? Để kiểm tra các van hãm của hệ thống thủy lực (hay nói ngắn gọn là phanh nâng) có đảm bảo giữ được hàng, để bạn có thể nâng hạ nó không.
+ Nếu bước trên ok thì chúng ta sẽ làm thế nào tiếp theo? Chúng ta sẽ nâng hàng lên khoảng 50 cm và thả mạnh xuống gần mặt đất (khoảng 20 cm) rồi phanh lại xem nó có tuột hàng hay không.
+ Cuối cùng bạn có thể vận chuyển kệ hàng đó rồi đấy.

Các lưu ý khi di chuyển hàng bạn cần biết

  • Khi di chuyển hàng nên cho hàng cách mặt đất khoảng 20-30 cm nhé, và nhớ nghiêng hàng về phía sau khi lái.
  • Khi hàng che khuất tầm nhìn thì chúng ta hãy lùi xe khi di chuyển, thiết kế của xe nâng hàng cho phép bạn làm điều đó dễ dàng.
  • Khi xe nâng xuống dốc mà đang có hàng thì phải cho xe di chuyển lùi – trích trong quy định an toàn về vận hành xe nâng hàng.
 

 

Nhận tư vấn và đặt mua sản phẩm uy tín chất lượng tại:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHỤ TÙNG TRƯỜNG LINH

HOTLINE: 0913 971 943

Địa chỉ: Số 19, Đường Số 10, Khu Phố 6, P. Hiệp Bình Chánh, TP. Thủ Đức, TP. HCM

Email: truonglinhparts8@gmail.com

Website: phutungxenanghang.net

Facebook:fb.com/phutungxenangtruonglinh

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
Scroll